Contents
Mi mắt thường được nhắc đến với công dụng bảo vệ mắt khỏi những tác nhân từ môi trường bên cạnh vấn đề về thẩm mĩ. Nhưng đôi khi, mi mắt lại chính là nguyên nhân gây một số bệnh về mắt. Phổ biến nhất là bệnh viêm bờ mi.
Mục lục
I. Biểu hiện bệnh viêm bờ mi
Viêm bờ mi là một bệnh dễ tái diễn. Thông thường bệnh này chia làm 2 loại viêm mãn tính lan tỏa hay và viêm cấp tính khu trú (chắp, lẹo).
Biểu hiện bệnh viêm bờ mi
Đây là một tình trạng liên quan đến mi mắt có các biểu hiện như:
-
Cảm giác phần mí mắt bị đỏ, sưng, ngứa
-
Có chất tiết bám ở bờ mi nhất là vào buổi sáng dậy
-
Hay chảy nước mắt, đỏ mắt, cộm trong mắt
-
Khô mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng
Xem thêm: Mẹo chữa lẹo mắt
II. Nguyên nhân gây bệnh viêm bờ mi
Bệnh viêm bờ mi nếu nhẹ hay nặng cũng đều gây những khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Vậy nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng cần được quan tâm sát sao.
Bệnh viêm bờ mi là một tình trạng viêm nhiễm mi mắt xảy ra bởi 2 nguyên nhân
1. Nguyên nhân từ bên ngoài
-
Môi trường mà bạn đang sinh sống ẩm ướt hay không đảm bảo vệ sinh
-
Bạn vệ sinh mắt không đúng cách làm vi khuẩn không thoát đi mà bám lại trên lông mi
-
Loại mĩ phẩm mà bạn đang dùng có thể gây phản ứng lên đôi mắt của bạn
-
…
Môi trường cũng có ảnh hưởng đến mắt bạn
Đây là một số nguyên nhân bên ngoài có thể gây bệnh viêm bờ mi ở mắt bạn. Nếu những yếu tố này đều không phải, có thể nó xuất phát từ bên trong cơ thể bạn.
2. Nguyên nhân từ bên trong
Bệnh viêm bờ mi thường gặp phải ở những người có cơ địa da nhờn, mắt khô. Ở những người này, dễ hình thành gàu. Vi khuẩn sẽ dễ tích tụ lại chân lông mi, nhiều dần gây bệnh viêm bờ mi.
Bệnh viêm bờ mi cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc bạn đang sử dụng hoặc là biến chứng của một số bệnh về mắt, điển hình là đau mắt hột.
Bệnh đau mắt hột có thể gây viêm bờ mi
III. Tác hại mà viêm bờ mi gây ra
Tỷ lệ khá cao phần trăm bệnh viêm bờ mi chỉ gây những biểu hiện, triệu chứng nhẹ về kích ứng, hơi mất thẩm mĩ. Bệnh về mi này ít ảnh hưởng đến thị lực (trừ khi có biến chứng ảnh hưởng đến giác mạc) dù có vi khuẩn bám trên bờ mi.
IV. Viêm bờ mi chữa trị như thế nào?
Tuy bệnh viêm bờ mi không để lại tác hại quá nguy hiểm nhưng chữa trị càng sớm sẽ càng giúp mắt không khó chịu hay mất thẩm mĩ. Một số cách mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
1. Đắp gạc, khăn mỏng nóng lên mắt
Đắp gạc nóng làm phần dịch tiết bám mi mắt bị loãng và dễ bong tróc phần vảy bám ở mi mắt. Bạn có thể áp dụng cách làm này 1-2 phút với tần suất 2-3 lần/ngày.
Đắp khăn ấm vào mắt
2. Chà mi
Chà nhẹ mi bằng bông tăm thấm nước ấm cũng có hiệu quả tương tự như đắp gạc nóng
3. Tra thuốc vào mi hoặc dùng thuốc nhỏ mắt
Các loại thuốc mỡ kháng sinh như Formmade Tetracycline, Erytromycine cũng có công dụng điều trị bệnh viêm bờ mi. Tuy nhiên nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc nhỏ mắt có tác dụng giúp mắt không bị khô, điều tiết nước mắt và rửa mắt khỏi dịch tiết bám trên mi. Sản phẩm thuốc nhỏ mắt như nhỏ mắt Luvis có chứa HA(Hyaluronate) – Hoạt chất số một trong điều trị khô mắt được các bác sĩ khuyên dùng. Đặc biệt nhất ở sản phẩm này không hề chứa chất bảo quản.
Dung dịch nước nhỏ mắt Luvis giúp bảo vệ mắt
Hướng dẫn sử dụng
-
Bước 1: Rửa sạch và lau tay khô trước khi sử dụng
-
Bước 2: Kéo nhẹ mí mắt dưới và nhìn xuống, nhỏ 1 giọt vào vùng kết mạc dưới. Tránh để đầu lọ chạm vào kết mạc.
-
Bước 3: Chớp mắt để nước nhỏ ngấm đều và dùng khăn sạch lau nhẹ phần nước thừa
Lưu ý:
+ Tần suất: 1 giọt/lần – 2 đến 3 lần/ngày
+ Cách ít nhất 10-15ph trước khi dùng bất kỳ loại nước nhỏ mắt khác
4. Chăm sóc mắt khi viêm bờ mi
Trong thời gian bị viêm bờ mi, người bệnh nên
-
Hạn chế dùng các thiết bị như máy tính, điện thoại
-
Ngủ đủ giấc
-
Đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài tránh khói bụi
Trên đây là những gì chúng tôi tổng hợp lại về bệnh viêm bờ mi. Rất hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn. Chúc bạn và người thân có một đôi mắt luôn sáng khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Làm visa Hàn Quốc thông qua dịch vụ mất khoảng bao lâu
>>> Bất ngờ trước ích lợi của việc sử dụng chữ ký số để kê khai thuế