Khi nào cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn?

bởi admin

Trong quá trình lập hóa đơn do sơ suất nên kế toán doanh nghiệp có thể gặp một số sai sót như: ghi sai thông tin người mua, ghi nhầm tên người mua, quy cách, đơn vị tính… Trong những trường hợp này, doanh nghiệp cần phải tiến hành lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.
Tại Khoản 3 điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC đã quy định cụ thể trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để xuất hàng hóa, dịch vụ phát hiện ra sai sót trong nội dung sẽ được xử lý như sau:
Trường hợp thứ nhất: Hóa đơn có sai sót đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hoặc trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, người bán nhưng người  mua chưa kê khai thuế thì xử sẽ được xử lý như sau:

biên bản điêu chỉnh hóa đơn

 – Người bán tiến hành hủy hóa đơn khi đã có sự đồng ý và xác nhận của cả 2 bên bán và mua và có hiệu lực theo đúng thời hạn 2 bên bán và mua thỏa thuận. Đối với hóa đơn đã hủy nhưng vẫn phải lưu trữ theo thời gian quy định.

https://www.galaxytheme.com/danh-gia-phan-mem-itaxviewer-moi-nhat/
– Bên bán sẽ tiến hành lập hóa đơn mới theo đúng quy định để gửi cho bên mua. Trên hóa đơn điện tử mới bắt buộc phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm”.
Trường hợp thứ hai: Đối với hóa đơn có sai sót đã gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cùng với đó người bán và người mua đã kê khai thuế thì bên bán sẽ tiến hành xử lý như sau:
 – Bước thứ nhất là lập biên bản điều chỉnh hóa đơn có chữ ký điện tử của bên bán và bên mua ghi rõ sai sót
 – Bước thứ hai, bên bán tiến hành lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.
 – Bước thứ ba, sau khi xuất Hóa đơn điều chỉnh thì cả 2 bên thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành.
Như vậy, trên đây là hai trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp sẽ phải tiến hành lập biên bản điều chỉnh hóa đơn. Các mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn đã được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật, do vậy, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt rõ các quy định về hóa đơn điện tử để có thể triển khai áp dụng được tốt nhất.
Hy vọng qua bài viết trên, kế toán các doanh nghiệp đã được bổ sung thêm những kiến thức bổ ích về các trường hợp cần phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và quy trình thực hiện lập biên bản điều chỉnh hóa đơn đối với từng trường hợp cụ thể.

https://www.galaxytheme.com/

Rate this post

You may also like

Để lại bình luận