Từ khóa landing page SEO nhóm sao cho hiệu quả

10 bí quyết tối ưu trang web dành cho người mới làm SEO

bởi Nguyễn Bích Phượng

Contents

Khi bạn tối ưu trang web của mình (bao gồm cả những bài đăng trên trang blog), bạn sẽ giúp website hiển thị tốt hơn với người tìm kiếm – những người truy cập vào trang của bạn thông qua những từ khóa sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.

Làm SEO ngày nay là sự chú trọng tới tính liên quan và mục đích tìm kiếm. Sau đây là một vài tip hữu dụng nếu bạn đang có một trang blog và muốn tối ưu nó.

1. Tập trung vào 1-2 từ khóa dài phù hợp với mục tiêu tìm kiếm của người đọc

Tối ưu từ khóa không có nghĩa là nhồi nhét từ khóa. Nó sẽ gây hại đối với việc SEO website của bạn.

Nó cũng không đem lại trải nghiệm tốt cho người đọc – tiêu chí xếp hạng mà công cụ tìm kiếm giờ đây đang ưu tiên để đảm bảo thông tin bạn đưa ra đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người đọc.

Hãy sử dụng từ khóa một cách tự nhiên và đừng gượng ép.

Chỉ tập trung vào 1 hoặc 2 từ khóa dài trong một bài viết. Điều này không có nghĩa là bạn không được phép đưa thêm từ khóa khác (nếu phù hợp) vào bài viết.

Nhưng hãy xác định rõ trọng tâm của bài viết là gì và tối ưu chỉ cho 1-2 từ khóa trọng tâm đó.

Tại sao lại là từ khóa dài? Khách ghé thăm webiste tìm kiếm từ khóa dài thường sẽ đọc hết bài viết và tìm kiếm thêm thông tin có sẵn trên web.

Điều đó rất có lợi cho bạn. Và quan trọng hơn, nó mang lại nguồn traffic bạn cần là những khách truy cập có tiềm năng chuyển đổi thành khách mua hàng.

Việc 1 landing page SEO của chúng ta có hàng trăm có khi lên tới hàng nghìn từ khóa vì vậy để tối ưu hóa mỗi landing page bạn nên chọn 1 từ khóa chính.

Từ khóa landing page SEO nhóm sao cho hiệu quả

Từ khóa landing page SEO nhóm sao cho hiệu quả

Chúng ta sẽ dùng từ khóa chính đó để tối ưu hóa toàn bộ landing page SEO sao cho phù hợp với landing page đó.

2. Sắp xếp từ khóa ở những vị trí nhất định

Thẻ tiêu đề

Đây là vị trí đầu tiên mà bộ máy tìm kiếm và người đọc xác định sự phù hợp của nội dung bạn cung cấp với truy vấn tìm kiếm. Do đó từ khóa xuất hiện ở đây là thiết yếu.

Hãy đảm bảo từ khóa xuất hiện trong 60 ký tự đầu tiên của tiêu đề.

Heading và Body

Trước khi bắt đầu một bài viết mới, rất có thể bạn sẽ nghĩ tới việc làm sao để kết hợp các từ khóa với nhau.

Ý tưởng đó khá hay, nhưng bạn không nên chỉ tập trung vào điều đó, cũng như không nên coi đó là ưu tiên.

Bất cứ khi nào sản xuất nội dung, điều bạn cần lưu tâm trước tiên đó là những độc giả của bạn, họ đang gặp những vấn đề gì.

Hãy chú trọng vào việc giúp đỡ (về mặt thông tin) và giải đáp những câu hỏi độc giả gửi lên bài post của. Khi đó bạn sẽ biết cách tối ưu cho những từ khóa quan trọng như thế nào.

URL

Công cụ tìm kiếm nhìn vào đường dẫn của bạn để hình dung bài post của bạn nói về cái gì và là một trong những thứ đầu tiên được dò quét của một trang web.

Cần chắc rằng mỗi một url là duy nhất và có chứa từ khóa.

Meta Description

Thẻ mô tả cho Google và người đọc biết thêm thông tin về bài viết của bạn. Nên hãy sử dụng những từ khóa chùm, từ khóa dài ở đây để làm rõ nội dung bài đăng.

3. Đảm bảo blog của bạn thân thiện với thiết bị di động

Bạn có biết là nhiều người search Google bằng điện thoại di động hơn là sử dụng máy tính bàn?

Để khiến blog trở nên thân thiện với thiết bị di động hãy sử dụng “responsive design” – thiết kế tương thích.

Bạn có thể dùng công cụ Mobile-Friendly Test của Google để check website của mình.

Thiết kế website tương thích với thiết bị di động cho phép bài đăng của bạn chỉ có 1 URL thay vì 2: 1 cho phiên bản desktop và 1 cho phiên bản mobile.

Điều này giúp ích cho SEO bài viết của bạn vì lượng backlink trỏ về website sẽ không bị san sẻ cho 2 đường dẫn khác nhau.

Và Google, nhờ đó, cũng dễ dàng nhận biết giá trị của bài viết và xếp hạng nó.

Ngày 26/3/2018 vừa qua Google tuyên bố chính thức tung ra mobile-first indexing.

4. Tối ưu thẻ mô tả và tận dụng mọi khoảng trống

Hiện nay, độ dài tối đa của thẻ mô tả lên tới 300 ký tự. Điều này có nghĩa là bộ máy tìm kiếm muốn bạn cung cấp thêm nhiều insight đáp ứng người dùng hơn nữa trên trang SERPs.

Bên cạnh đó, tạo ra những nội dung thân thiện với người đọc chứa từ khóa tự nhiên sẽ giúp Google tin tưởng hơn vào sự phù hợp mà nội dung bạn cung cấp.

5. Tối ưu thẻ alt cho hình ảnh

Một bài viết không chỉ chứa từ ngữ mà nó còn có các hình ảnh để làm rõ hơn nội dung bài viết.

Nhưng bộ máy tìm kiếm thì không thể nhìn thấy hình ảnh, chúng nhìn vào thẻ alt để biết hình ảnh đó nói về gì cũng như làm căn cứ để xếp hạng trên Google Images.

Trong trường hợp ảnh không thể hiển thị hoặc không tìm thấy, thẻ alt sẽ giúp người đọc và công cụ tìm kiếm hiểu nội dung bức ảnh đó.

6. Đừng sử dụng quá nhiều thẻ tag tương tự nhau

Khi bạn tạo một thẻ tag, có nghĩa là bạn tạo ra một trang mới. Nếu bạn có nhều tag tương tự cho cùng một nội dung website của bạn có thể bị phạt vì lỗi nội dung trùng lặp.

7. Sử dụng cấu trúc URL để trợ giúp cho người dùng

Cấu trúc URL của trang web nên được thiết lập để người dùng dễ dàng hiểu được cấu trúc website cũng như nội dung của trang web đó.

Mặt khác, cấu trúc URL thân thiện còn có thể được xem như một loại danh mục giúp người dùng biết được vị trí của họ trên website và cách thức để truy cập vào một trang web mới.

8. Liên kết trỏ về một cách thích hợp

Sử dụng các liên kết trỏ về một nội dung trên website giúp Google thấy được giá trị và sự phù hợp của nội dung bạn cung cấp. Điều này cũng đúng khi bạn sử dụng các liên kết nội bộ từ các nội dung bên trong website.

Lưu ý rằng, các liên kết này cần có sự liên quan (về mặt chủ đề, thương hiệu…) và nhất là đem lại thông tin hữu ích thực sự cho người đọc.

Liên kết nội bộ không chỉ giữ chân người dùng trên trang mà nó còn cho thấy trang của bạn là phù hợp với truy vấn tìm kiếm và có độ tin cậy trong mắt Google.

9. Sử dụng Google’s Search Console

Trong Google Search Console (một công cụ miễn phí của Google), báo cáo Phân tích lưu lượng tìm kiếm (Search Analytics Report) giúp bạn phân tích các chỉ số như lượt nhấp chuột từ Google Search, từ khóa hoặc truy vấn tìm kiếm mà người dùng sử dụng để tìm thấy bài viết, trang web của bạn.

Ngoài ra, Search Console là công cụ tối ưu mạnh mẽ dành cho những bài viết cũ cũng như giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về diễn biến tăng hạng (hoặc sụt giảm sức mạnh) của từ khóa.

Nên nhớ, những bài viết vừa mới ra lò đã được xếp hạng ngay. Đó là cả một quá trình gây dựng niềm tin và độ tin cậy.

Liệu bài viết có thực sự đem lại thông tin đúng và hữu ích? Liệu nó có được chia sẻ và giới thiệu bởi những nguồn uy tín?

10. Sử dụng các chùm chủ đề

Phần lớn các bài viết hiện nay được cấu trúc nhằm mục đích SEO cho một số từ khóa cụ thể, riêng lẻ.

Kết quả là giữa các bài viết blog của bạn thiếu đi tính hệ thống và người dùng gặp khó khăn khi tìm kiếm chính xác thông tin mà họ muốn.

Mặt khác, nó có thể khiến các đường dẫn trên trang của bạn xung đột với nhau trên SERPs khi bạn viết ra nhiều bài viết khác nhau về một hoặc nhiều chủ đề tương đồng, gần gũi.

Giải pháp là xây dựng một chủ đề lớn mà bạn muốn SEO. Sau đó tạo nội dung dựa trên một số từ khóa đặc trưng thuộc chủ đề lớn đó. Và xây dựng liên kết giữa các nội dung đó với nhau.

Để phát triển một blog bạn phải song song thực hiện tối ưu những bài viết cũ và tạo dựng độ tin cậy cho những bài viết mới dựa trên nền tảng là sự phù hợp đối với truy vấn tìm kiếm.

Quan trọng hơn, đó là bạn phải hiểu được mục đích tìm kiếm của những người đọc bạn nhắm tới đằng sau những truy vấn đó là gì để mang tới giải pháp thích hợp nhất cho họ.

4.6/5 - (9 bình chọn)

You may also like

Để lại bình luận